Chào các bạn đam mê cây kèn harmonica, bài viết này mình sẽ nói về nguyên liệu để làm ra cây kèn harmonica của chúng ta đó chính là đồng! Và nó có những tính chất gì tại sao nó lại được dùng để làm ra cây kèn harmonica cũng như những lưu ý về lựa chọn, sử dụng, bảo quản cây kèn harmonica của chúng ta đúng cách!
Như các bạn cũng đã biết, kèn harmonica của chúng ta gồm có 4 bộ phận chính: lược kèn (comb), ốp kèn (cover), lưỡi gà (reed), miếng gắn lưỡi gà (plate). Trong đó thì 2 bộ phận quan trọng nhất của cây kèn là lưỡi gà và miếng gắn lưỡi gà!
Và sau nhiều lần tìm hiểu từ trên mạng, catalog, tài liệu về kèn của các hãng mình nhận ra là toàn bộ 2 bộ phận đó được làm từ 2 kim loại đặc trưng từ đồng đó là: Đồng Thau và Đồng Phốt pho! Vậy chúng là gì và có ảnh hưởng gì đến âm thanh, cũng như sức khỏe của chúng ta ít hay nhiều hay không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nào!:
Phần 1: Thế đồng - đồng thau - đồng phốt pho là gì?
1. Đồng:
Theo wikimedia:
Đồng là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cu và số nguyên tử bằng 29
Đồng là kim loại dẻo. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ
=> hehe, thế là hiểu tại sao đồng lại được dùng làm lưỡi gà rồi nhé!
Đồng có âm thanh khi va chạm hoặc dao động thanh và rõ ràng đồng nhất nên được sử dung cho các loại nhạc cụ như chuông, dụng cụ âm thanh...
Các ion đồng(II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ.
=> Ah, vậy là ta cũng biết là ốp kèn làm bằng gỗ thì cũng ok đấy chứ! một công đôi việc! Lưỡi gà, plate đồng + Comb gỗ => âm thanh ấm nhé! => thổi là phải ra nước rồi => ta có ion đồng => diệt khuẩn ốp gỗ => không cần vệ sinh nhiều =)) hehehe
Đùa thôi nhưng đọc tiếp nhé:
Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một vi chất dinh dưỡng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn. Nơi tập trung đồng chủ yếu trong cơ thể động vật là gan, cơ và xương.
Mọi hợp chất của đồng đều độc hại. Đồng kim loại ở dạng bột là một chất dễ cháy. 30g sulfat đồng có khả năng gây chết người. Đồng trong nước với nồng độ lớn hơn 1 mg/lít có thể tạo vết bẩn trên quần áo hay các đồ vật được giật giũ trong nước đó. Nồng độ an toàn của đồng trong nước uống đối với con người dao động theo từng nguồn, nhưng có xu hướng nằm trong khoảng 1,5 – 2 mg/lít. Mức cao nhất có thể chịu được về đồng theo DRI trong chế độ ăn uống đối với người lớn theo mọi nguồn đều là 10 mg/ngày.
=> Tuy nhiên trên chỉ là đồng thôi mà theo mình biết thì lưỡi gà và plate ngày nay thường không sử dụng kim loại đồng nguyên chất này làm nguyên liệu, kèn harmonica của chúng ta thường dùng hợp kim của đồng để tạo ra lưỡi gà và plate đó là đồng thau hoặc đồng phốt pho!
2. Đồng thau:
Lại theo wiki media nhé, mình lười đánh lắm@@
Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm.
Đồng thau là một hợp kim thay thế, được ứng dụng nhiều vào các lĩnh vực như đồ trang trí, vật liệu hàn, thiết bị điện, các loại đầu đạn súng cá nhân, và rất nhiều các nhạc cụ hơi..
Kẽm trong đồng thau đã giúp cho điểm nóng chảy của đồng thau thấp xuống đáng kể, tăng tính đúc vì vậy đã cho ra những sản phẩm có vẻ đẹp sắc sảo, cũng như giữ được màu sắc trường tồn.
=> Theo mình biết thì lúc mới phát minh ra kèn harmonica thì toàn bộ lưỡi gà và plate đều được làm bằng đồng bởi thời đó trình độ nghiên cứu cũng như luyện kim và chi phí sản xuất kèn chưa phát triển. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 này thì khoa học và công nghệ đã phát triển rất nhiều nên kèn harmonica cũng sẽ có rất nhiều cải tiến về nguyên liệu
Đồng thau có tính dẻo và đàn hồi hơn đồng nguyên chất!
=> Cũng vì thế mà thường thì lưỡi gà sẽ làm bằng đồng thau còn plate sẽ vẫn giữa nguyên là bằng đồng hoặc cũng làm bằng đồng thau. Tuy nhiên bây h đa số cả hai đều thường là làm bằng đồng thau hết!
Đồng nói chung và đồng thau nói riêng có tính sát trùng và kháng khuẩn rất lớn, theo mình biết thì đồng có thể ultra kills vô số vi sinh vật chỉ trong vài phút đến vài giờ chúng có mặt trên bề mặt đồng.
=> Chà chà thế thì làm sao mà chúng ta phải 1 tháng phải vệ sinh kèn 3 lần làm gì, 3 năm 1 lần cũng ok mà =))
Tuy nhiên đồng thau có độ giòn và dễ bị ăn mòn hơn đồng nguyên chất đặc biết là từ amoniac!!
=> Từ nay không ăn bánh bao xong thổi kèn nữa =))
3. Đồng Phốt Pho
Đồng phốt pho còn có thể gọi ngược lại là phốt pho đồng. Là một hợp kim giữa đồng và thiếc và một lượng nhỏ phốt pho chứ không phải phốt pho không nhé =))
Là một hợp kim đồng nổi bật với tính deo dai, tính bền cơ học cao, khả năng chịu ma sát ít cũng như trật tự xấp xếp các nguyên tử đồng đều
Là một trong những loại hợp kim mới được tạo ra nhưng tính ứng dụng khá cao đặc biệt là trong các ngành nghề phải chịu sự mài mòn cao như ngành tàu biển, hạt nhân, hóa chất.
Nó cũng được chế tạo nhạc cụ điển hình là kèn Sacsophone, Suzuki là hãng đầu tiên đưa đồng phốt pho vào chế tạo lưỡi gà harmonica quá!
=> Ngưỡng một người Nhật quá ^^
Khả năng bị ăn mòn cũng như oxi hóa rất thấp, gần như không có trong điều kiện bình thường. Với mức 0.001% trong diều kiện thường và thời gian từ 7-8 tháng!
=> Vãi như vàng ấy nhỉ@@
Vậy chúng ta biết những thứ này để làm gì@@
+ Đa phần các loại kèn phổ ngày hiện nay đều sử dụng đồng thau để làm lưỡi gà và plate!
+ Một số cây kèn giá rẻ, dỏm sẽ sử dụng đồng thau để làm lưỡi gà và đồng để làm plate hoặc làm luôn cả lưỡi gà
+ Đối với đồng và đồng thau, hệ số mài mòn cũng như bị oxi hóa cao hơn đồng phốt pho.
+ Khi chúng ta ngậm kèn, một phần plate sẽ bị chúng ta tiếp xúc chúng ta sẽ có cảm giác tanh đó là các tinh thể đồng bám vào lưỡi của chúng ta
+ Sau một thời gian sử dụng tấm plate bằng đồng và đồng thau sẽ bị tiếp xúc với môi trường, mồ hôi, nước miếng cùng với nhiều hóa chất khác ở môi trường bên ngoài sẽ làm chúng vị oxi hóa và biến đối màu sắc ngoại trừ đồng phốt pho thì không!
+ Đặc biệt oxit đồng và muối đồng rất độc. Nên tránh để kèn harmonica của chúng ta biến thành đống đồng đó@@
Phần 2: Chúng ta làm gì để bảo quản, nhận biết cũng như làm cách nào để hạn chế sự oxi hóa của kèn harmonica?
1. Bảo quản kèn: